Can thiệp trẻ tự kỷ là điều cần thiết nhưng cần phải theo quy trình cụ thể để trẻ không cảm thấy quá sức, tiếp nhận hiệu quả nhất. Dưới đây là quy trình can thiệp trẻ tự kỷ hữu ích dành cho trẻ tự kỷ.
Mục đích quy trình can thiệp trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, biểu hiện điển hình bởi những khiếm khuyết qua giao tiếp, tương tác xã hội kèm theo các mẫu hình hành vi, sở thích rập khuôn, giới hạn của trẻ.
Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ là việc áp dụng những phương pháp, quy trình, hệ thống kỹ thuật trị liệu để giảm các triệu chứng cốt lõi rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em và phát triển toàn diện các kỹ năng, chức năng chung.
Áp dụng quy trình can thiệp trẻ tự kỷ nhằm mục đích:
- Giảm thiểu các khiếm khuyết cốt lõi bao gồm các khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội, các hành vi giới hạn, các hành vi lặp lại và các vấn đề đi kèm.
- Khả năng độc lập của trẻ được nâng cao nhất có thể, thông qua cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và đạt được kỹ năng thích ứng.
- Đồng thời loại trừ, giảm thiểu và phòng ngừa các hành vi không mong muốn gây cản trở sự phát triển các kỹ năng cần thiết.
Phạm vi và đối tượng áp dụng
Phạm vi của quy trình can thiệp trẻ tự kỷ
Bệnh viện, các cơ sở giáo dục chuyên biệt và hỗ trợ hòa nhập, các trường học trong hệ thống giáo dục Việt Nam và tại gia đình sẽ thực hiện tất cả các hoạt động và dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ dưới 16 tuổi.
Đối tượng áp dụng quy trình can thiệp trẻ tự kỷ
Đối tượng được hưởng các hoạt động và dịch vụ can thiệp trong quy trình can thiệp trẻ tự kỷ là tất cả trẻ dưới 16 tuổi được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ hay có dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ.
Người nhận những hướng dẫn về can thiệp của chuyên gia/giáo viên và trực tiếp áp dụng kiến thức, kỹ năng can thiệp lên trẻ tại gia đình là cha mẹ trẻ, người chăm sóc và các thành viên khác trong gia đình.
Người được đào tạo chuyên môn, kinh nghiệm, trực tiếp thực hiện các hoạt động can thiệp, tổ chức các dịch vụ giám sát, quản lý chất lượng quy trình can thiệp trẻ tự kỷ là các nhà chuyên môn.
Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ
Các phương pháp trị liệu
Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ được chia thành các trường phái có giả thuyết riêng về cách tiếp cận, mục tiêu và hệ thống các hoạt động riêng. Có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả điều trị cho trẻ tự kỷ tốt nhất.
Chú ý người thực hành các phương pháp trị liệu can thiệp trẻ tự kỷ cần được đào tạo và có kiến thức chuyên sâu.
Trường pháp trị liệu hành vi
Trị liệu hành vi gồm các phương pháp tập trung dạy trẻ các kỹ năng và hành vi mới thông qua cách sử dụng những kỹ thuật đặc biệt có cấu trúc.
Trị liệu hành vi dựa trên cách tiếp cận được áp dụng nhiều nhất, có nhiều nghiên cứu nhất và có bằng chứng khoa học mạnh mẽ nhất về hiệu quả can thiệp là Phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behavior Analysis – ABA):
- Ứng dụng (Applied) – các nguyên tắc được ứng dụng trong những hành vi quan trọng mang tính xã hội.
- Hành vi (Behavioral) – dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi
- Phân tích (Analysis) – sự tiến bộ được lượng hóa và từ đó có những thay đổi về can thiệp.
Nguyên lý “những hành vi được củng cố (thưởng) sẽ tái diễn thường xuyên hơn là những hành vi bị bỏ qua hoặc bị phạt” là căn cứ của ABA, từ đó giúp trẻ cải thiện nhiều lĩnh vực chức năng của trẻ như nhận thức, ngôn ngữ, quan hệ xã hội, tự phục vụ…và nhấn mạnh việc loại bỏ những hành vi tiêu cực, thay thế bằng hành vi tích cực để trẻ có ứng xử phù hợp với cuộc sống.
Phương pháp ABA dạy rất rõ ràng về kỹ năng và hành vi mới cho trẻ nên đem lại kết quả nhất quán, có thể áp dụng với cả những hành vi tiêu cực hiệu quả. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp ABA sẽ cần nhiều thời gian (30 – 40 giờ/tuần), cần tập trung công sức, tài chính và áp dụng trong nhiều năm.
Người thực hiện ABA cần được đào tạo bài bản và phương pháp này cũng không giúp trẻ đáp ứng với hoàn cảnh mới.
Trường phái trị liệu phát triển
Trị liệu phát triển bao gồm các phương pháp can thiệp dựa theo cách thức giúp trẻ phát triển các môi quan hệ liên cá nhân tích cực và ý nghĩa.
Theo trường phái này, trẻ sẽ được dạy những kỹ năng xã hội và giao tiếp trong môi trường có cấu trúc, phát triển các kỹ năng sinh hoạt hằng ngày.
Các phương pháp trong trường phái trị liệu phát triển ít được nghiên cứu hơn so với Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA, điển hình gồm có các phương pháp ngồi sàn (Floortime), can thiệp phát triển quan hệ (Relationship Developmental Intervention – RDI).
Can thiệp phối hợp các trường phái
Để thực hiện có hệ thống, cần phối hợp cả phương pháp hành vi và phát triển gồm có:
– Mô hình phát triển sớm Denver (Early Start Denver Model – ESDM)
– Trị liệu và giáo dục cho trẻ tự kỷ và trẻ có khó khăn về giao tiếp (Training and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children – TEACCH):
Các phương pháp trị liệu cụ thể
Đây là những phương pháp trị liệu tác động trực tiếp vào những khó khăn cụ thể bằng các kỹ thuật đặc biệt và thường được phối hợp hoặc nằm trong các chương trình can thiệp khác.
- Ngôn ngữ trị liệu (Speech therapy)
- Phương pháp giao tiếp bằng trao đổi tranh (Pictures Exchange Communication System – PECS)
- Điều trị tích hợp giác quan
- Hoạt động trị liệu (Occupational Therapy – OT)
Điều trị y khoa các tình trạng kèm theo
Trẻ tự kỷ còn có các biểu hiện kèm theo như co giật, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, tiêu hóa… gây ảnh hưởng rõ rệt tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình.
Do đó, mỗi tình trạng kèm theo cần có phương pháp điều trị cụ thể tùy theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng.
Riêng các rối loạn tâm thần khác đi kèm như trầm cảm, lo âu, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi gây rối… sẽ được kê đơn điều trị bằng thuốc hướng thần hoặc các biện pháp can thiệp tâm lý cụ thể.
Nguyên tắc can thiệp trẻ tự kỷ
Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ cũng cần có nguyên tắc nhất định, cụ thể:
Can thiệp lấy trẻ tự kỷ và gia đình là trung tâm
Tất cả trẻ tự kỷ đều có cơ hội học tập theo những cách riêng phù hợp với trẻ vì trẻ tự kỷ là một cá thể riêng biệt.
Can thiệp rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ muốn hiệu quả thì cần sự tham gia tích cực của các thành viên trong gia đình trẻ, phối hợp với chuyên gia, nhà trị liệu, giáo viên.
Trong suốt quá trình can thiệp, gia đình của trẻ sẽ được hướng dẫn và trợ giúp cụ thể.
Can thiệp có cấu trúc
- Người tiến hành can thiệp cần được đào tạo theo chuyên ngành của mình
- Cá nhân hóa chương trình can thiệp, phù hợp với đặc điểm, khó khăn và nhu cầu của trẻ cũng như gia đình.
- Có thể điều chỉnh linh hoạt quy trình can thiệp
- Tổ chức có hệ thống các hoạt động can thiệp, dễ tiếp cận đối với gia đình trẻ tự kỷ
- Tạo môi trường học tập thuận lợi để cung cấp cho trẻ giúp trẻ được an toàn và tạo điều kiện để phát huy năng lực cá nhân
- Hỗ trợ trẻ đi học hòa nhập qua các hoạt động phù hợp
- Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với trẻ cùng trang lứa để phát triển bình thường qua các hoạt động phù hợp
Dựa trên các bằng chứng khoa học
Quy trình can thiệp phổ tự kỷ được thiết kế dựa trên các đặc điểm của rối loạn phổ tự kỷ. Chủ yếu tập trung vào việc phát triển các kỹ năng thiếu sót của trẻ: chú ý, bắt chước, giao tiếp, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, nhận thức… bằng các chiến lược giúp trẻ học các kỹ năng mới và sử dụng chúng trong bối cảnh khác nhau.
Với mong muốn đồng hành cùng các gia đình có trẻ mắc tự kỷ, Trung tâm can thiệp sớm Happy House đã triển khai dịch vụ thăm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ và nhận được nhiều tin tưởng của các bậc phụ huynh.