Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường có khuynh hướng thu mình và dường như thích tồn tại trong một thế giới riêng tư mà chúng bị hạn chế về khả năng giao tiếp và tương tác thành công với người khác. Vì vậy, trẻ tự kỷ khó phát âm và cũng có thể gặp khó khăn trong việc hiểu những gì người khác nói với chúng. Do đó, việc giáo dục kích thích phát âm cho trẻ tự kỷ là một phần quan trọng trong hướng dẫn hòa nhập cộng đồng ở những đối tượng này.
1. Phát triển ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ như thế nào?
Tất cả trẻ em bắt đầu phát triển ngôn ngữ từ ngày chúng được sinh ra. Điều này xảy ra thông qua các mối quan hệ và tương tác với những người xung quanh. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ khó phát âm nên có thể khó học và sử dụng ngôn ngữ hơn so với trẻ phát triển bình thường.
Nguyên nhân trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc học ngôn ngữ vì chúng có xu hướng ít quan tâm đến người khác hơn trong 12 tháng đầu đời. Các trẻ tự kỷ có thể kém tập trung hơn vào những thứ khác đang diễn ra xung quanh mình. Bởi vì trẻ có thể không cần hoặc không muốn giao tiếp với người khác nhiều như những đứa trẻ đang phát triển thông thường, trẻ tự kỷ khó phát âm và cũng không có nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của mình.
Ví dụ, một em bé ba tháng tuổi bị tự kỷ sẽ ít có khả năng tham gia vào trò chơi cười cùng với cha mẹ. Đến chín tháng, nếu em bé vẫn không hòa hợp với cha mẹ, em bé sẽ ít có khả năng chỉ ra những điều chúng muốn chia sẻ với cha mẹ. Đồng thời, em bé cũng ít có khả năng có phản xạ với cha mẹ khi gọi tên. Điều này có nghĩa là em bé đã bỏ lỡ những cơ hội này để xây dựng vốn từ vựng.