Home > KHÓA HỌC > DẠY TRẺ CHẬM NÓI TRẢNG BÀNG – GÒ DẦU

DẠY TRẺ CHẬM NÓI TRẢNG BÀNG – GÒ DẦU

DẠY TRẺ CHẬM NÓI TRẢNG BÀNG – GÒ DẦU

Là một trong các trung tâm dạy trẻ chậm nói đơn thuần tại TÂY NINH. Trung tâm HAPPY HOUSE chuyên dạy trẻ chậm nói đơn thuần và phát triển ngôn ngữ – “ trẻ đơm hoa trễ” Uy tín nhất. Luôn mang đến những phương pháp dạy trẻ chậm nói tốt nhất với đội ngũ giáo viên tận tâm và có nhiều kiến thức kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực.

Con người được sinh ra với khả năng học ngôn ngữ, khả năng bắt chước, giao tiếp và tương tác xã hội sẵn có. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ có khả năng giao tiếp một cách có chủ ý từ 3 tháng tuổi. Vào tháng tuổi thứ 8, trẻ có khả năng sử dụng những cử chỉ và âm thanh cụ thể để giao tiếp như chỉ tay, ngoắc, vẫy, lắc đầu, ư a… Đến khi 1 tuổi, trẻ có khả năng sử dụng những từ đơn cụ thể như ba, bô, ma, bà để gọi người thân hay yêu cầu một điều gì đó. Nhưng ở một số trẻ, giai đoạn này có vẻ kéo dài hơn so với các bạn cùng tuổi vì các lý do nào đó.

Trẻ chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ điễn đạt là cụm từ dùng để chỉ những em bé có khả năng diễn đạt từ ngữ, lời nói chậm hơn các bạn cùng tuổi nhưng có kỹ năng vận động, chơi đùa, tương tác qua lại, khả năng hiểu và sử dụng cử chỉ để giao tiếp phù hợp với các bạn cùng lứa tuổi.

Làm sao để sơ bộ nhận diện một em bé có vấn đề về chậm nói?

Ở tháng tuổi thứ 12, em bé cần tự nói ít nhất một từ để giao tiếp. Nhưng tới tháng tuổi thứ 16 khả năng này vẫn chưa xuất hiện là một dấu hiệu cảnh báo về chậm nói.

Ở những gia đình đông con, việc so sánh trẻ với bạn bè và anh chị em sẽ dễ dàng hơn vì các bậc phụ huynh đã có kinh nghiệm nuôi con và có thể sơ bộ đánh giá được các mốc phát triển của trẻ. Với gia đình có con đầu lòng, trong hàng xóm ít có trẻ nhỏ thì việc nhận biết và so sánh trẻ có chậm nói hơn các bạn bằng lứa tuổi hay không sẽ khó khăn hơn.

Có một số trẻ nhanh nhẹn, thông minh, ba mẹ hiểu con muốn gì, nói gì, thể hiện như vậy có nghĩa là gì … theo ý kiến chủ quan của bậc phụ huynh thì chỉ là chậm nói đơn thuần “trẻ còn nhỏ, chờ vài tháng trẻ sẽ nói được”. Phụ huynh nên biết việc đánh giá mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ rất quan trọng. Ngôn ngữ ở trẻ không chỉ phản ánh khả năng giao tiếp mà còn liên quan đến khả năng nhận thức, hành vi (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ,…), thể hiện cảm xúc, trí tuệ của trẻ nhỏ.

Khi trẻ có dấu hiệu nhưng bậc phụ huynh chần chừ đưa trẻ đi đánh giá phát triển sẽ càng làm cho quá trình can thiệp kéo dài và hiệu quả của việc can thiệp càng giảm đi theo độ tuổi của trẻ có vấn đề ngôn ngữ. Hay nói cách khác, việc theo dõi các mốc phát triển của con và đánh giá (có chứng cớ khoa học theo các mốc phát triển, Test IQ) đặc biệt quan trọng đối với những trẻ nhỏ (06 tháng – 4 năm tuổi). Vì thời gian này là nền móng khả năng phát triển cơ bản của con. Khi trẻ có vấn đề ngôn ngữ và được phát hiện sớm thì cơ hội can thiệp để trẻ đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ thông thường và ngăn ngừa những nguy cơ tổn thương ngôn ngữ ở giai đoạn học đường sẽ tốt hơn.

Dưới đây là 03 mốc phát triển trẻ được kì vọng sẽ đạt ở trẻ thông thường và 02 loại chậm nói cũng như biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu thấy trẻ chậm hơn 30% so với các mốc, cha mẹ cần đưa trẻ đi đánh giá để có phương án hỗ trợ con kịp thời.

03 mốc phát triển ngôn ngữ thông thường ở trẻ

1, Với trẻ 1,5 tuổi

  • Nói được khoảng 20 từ.
  • Thường xuyên quay lại khi được gọi tên.
  • Hay chơi đùa, chia sẻ đồ chơi, kết quả công việc, sự kiện lạ hay đồ vật mới với ba mẹ, người thân.
  • Dùng các cử chỉ để diễn tả nhu cầu như xòe tay để xin, lắc đầu khi không thích, gật đầu đồng ý.
  • Học thêm được từ mới mỗi tuần và cố gắng nói nhiều từ hơn mặc dù nói không chính xác.

2, Với trẻ 2 tuổi

  • Nói được khoảng 50 từ.
  • Thường xuyên diễn đạt bằng cụm 2 từ
  • Hiểu được các bộ phận cơ thể của mình, của người khác và bộ phận của đồ vật.
  • Thường xuyên chơi các trò chơi giả bộ như ăn, uống, gọi điện thoại, đi bác sĩ…
  • Làm theo được các yêu cầu 2 hành động của ba mẹ “ Con lấy giúp mẹ cái điện thoại”.
  • Trẻ chủ động vẫy tay tạm biệt, khoanh tay chào ai đó khi đến hoặc rời đi.
  • Trả lời được các câu hỏi ai?, ở đâu?

3, Với trẻ 3 tuổi:

  • Nói được khoảng 300 từ.
  • Học được từ mới mỗi ngày.
  • Biết bày tỏ cảm xúc, biết giả bộ.
  • Hiểu được yêu cầu phức tạp gồm 2 hành động không quen thuộc.
  • Biết được hầu hết đồ dùng trong gia đình.
  • Biết những tính từ đơn giản như to nhỏ, cao thấp hay giới từ trong ngoài, trên dưới.
  • Biết được các bộ phận cơ thể chi tiết như răng, lưỡi, lỗ mũi, ngón tay, ngón chân, nách…
  • Hiểu câu hỏi Làm gì? Tại sao (đơn giản)?
  • Thường xuyên diễn đạt bằng cụm từ hoặc câu 3-4 từ.

02 loại chậm nói thường gặp

  1. Trẻ chậm nói “Đơm hoa trễ”.

Là cụm từ dùng để chỉ những trẻ nói chậm hơn các bạn cùng tuổi nhưng có thể đạt được các mốc phát triển về ngôn ngữ hiểu và diễn đạt khi trẻ khoảng 2- 2,5 tuổi. Trẻ “Đơm hoa trễ” thường không cần phải can thiệp hỗ trợ do khả năng tự học ngôn ngữ của trẻ khá, kỹ năng hiểu và sử dụng cử chỉ để giao tiếp tốt. Khi có môi trường giao tiếp đa dạng với sự hỗ trợ tích cực từ cha mẹ trẻ sẽ nhanh chóng đạt được các cột mốc về kỹ năng diễn đạt ở giai đọan 2,5 hoặc 3 tuổi.

  1. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Trẻ sẽ không tự đạt được các mốc phát triển về ngôn ngữ ở những độ tuổi mong đợi nếu không được hỗ trợ sớm và tích cực. Khi lớn lên, những trẻ này dễ gặp vấn đề về rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển và tổn thương ngôn ngữ đặc trưng (IQ đạt mức trung bình nhưng điểm số hiểu lời ở mức chậm – trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học ở trường, nhất là các môn học bằng ngôn ngữ như toán đố, tiếng Việt, lịch sử, địa lý… thậm chí là khó khăn trong giao tiếp với bạn bè và thầy cô).

Nếu bắt đầu nhận thấy ngôn ngữ của con có vẻ chậm, hãy tìm hiểu xem đó là “Đơm hoa trễ” hay chậm phát triển ngôn ngữ để có sự hỗ trợ cho trẻ kịp thời. Cha mẹ cũng có các cách hỗ trợ để con nghe và hiểu tốt hơn như: nói với con rõ và cụ thể, giúp con mở rộng câu, quan tâm và khen thưởng chủ đề con nói…

Hiện nay đã có thang đánh giá phát triển ngôn ngữ thông thường để bậc phụ huynh có thể đánh giá khả năng ngôn ngữ của con. Ngoài ra, thông qua thực hiện Test trí tuệ (Test IQ) đánh giá phát triển về lời nói, khả năng hiểu, khả năng diễn đạt có những tiêu chí chính xác hơn để xác định vấn đề về trẻ chậm nói hay không. Từ đó có những chương trình, kỹ thuật phù hợp tác động giúp trẻ nói tốt hơn.

Cha mẹ là người gần gũi và hiểu trẻ rõ nhất. Nếu con ở một trong hai trường hợp nêu trên, cha mẹ có thể tạm thời thở phào rằng trẻ chỉ “chậm chút xíu” và từ từ “con sẽ nở hoa” bằng những phương pháp can thiệp đơn giản. Nhưng nếu con đã gần 3 tuổi hoặc hơn, cha mẹ không nên ngồi chờ đợi hay theo dõi xem con có gặp vấn đề về ngôn ngữ hay không nữa. Hãy tới thăm khám ngay bởi các Bác sĩ Nhi khoa phát triển hay Chuyên viên Âm ngữ trị liệu. Cha mẹ sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn về các mốc phát triển ngôn ngữ (kỹ năng hiểu lời, diễn đạt, sử dụng cử chỉ, thể hiện cảm xúc…) con cần phải có và biện pháp can thiệp phù hợp.

Can thiệp trẻ chậm nói tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập HAPPY HOUSE.

Trẻ sẽ được can thiệp cá nhân 1;1 để thúc đẩy việc phát triển vốn từ diễn đạt thông qua các hoạt động chơi và đọc sách.  Cũng giống như can thiệp cho trẻ em có các vấn đề về phát triển khác, phụ huynh luôn là những người đồng hành không thể thiếu trên con đường can thiệp cho trẻ. Phụ huynh được mời vào phòng can thiệp để quan sát giáo viên chơi đùa và sử dụng những chiến lược kích thích ngôn ngữ cho trẻ như làm mẫu, mở rộng, cấu trúc lại… và các chiến lược để thúc đẩy trẻ giao tiếp bằng lời như cho từng chút, làm khó, cho trẻ chọn lựa…Sau mỗi buổi học, giáo viên sẽ ghi chép các hoạt động trong ngày, những đáp ứng của trẻ và hoạt động về nhà để phụ huynh tiếp tục hỗ trợ trẻ ở nhiều môi trường khác nhau.

Với những phụ huynh ở xa, sau khi lượng giá cho trẻ, trung tâm thường tập trung vào việc huấn luyện phụ huynh để cha mẹ có thể thành thạo việc can thiệp cho trẻ tại nhà sau một thời gian ngắn can thiệp tăng cường tại trung tâm. Với chương trình này, sau khi phụ huynh được huấn luyện kiến thức lý thuyết và quan sát giáo viên thực hành, phụ huynh sẽ là ngừoi trực tiếp can thiệp cho trẻ thông qua việc giám sát của giáo viên. Ngoài việc quan sát và đưa ra nhận xét tại phòng can thiệp, giáo viên và quản lý chuyên môn còn hỗ trợ phụ huynh

Trung tâm có các hình thức can thiệp và nhóm lớp như sau:
Lớp CTS : 18 tháng đến 3 tuổi.
Lớp HÒA NHẬP : Từ 3 đến 6 tuổi.
Lớp TIỀN TIỂU HỌC: Từ 4-6 tuổi
Lớp GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT: Từ 6-16 tuổi
Can thiệp cá nhân 1cô/1 trò
Kết hợp can thiệp nhóm
 (Thứ 2 – Thứ 7)
Ngoài việc can thiệp theo chương trình chính , trẻ được khuyến khích theo đuổi và phát triển kỹ năng, năng khiếu riêng qua những hoạt động như học đàn Piano, Nghệ thuật, Âm nhạc…

Bên cạnh đó, Trung tâm thường xuyên tổ chức các chuyến dã ngoại, can thiệp ngoại khóa chuyên sâu, Đồng thời, các con cũng được phát triển các kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp với bạn bè, tự tin, khái quát hóa… khi ở môi trường rộng, bên ngoài…

Có bác sĩ khám định kỳ , theo dõi sức khoẻ thể chất và tâm lý cho bé.

Quyết định của Giám đốc Sở GD&ĐT Tỉnh Tây Ninh về việc cho phép hoạt động

Những gì mà đội ngũ Happy House đang làm là đặt nền móng và phát triển một dịch vụ chất lượng cao trong đánh giá và can thiệp sớm để hòa nhập cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn phát triển khác. Trung tâm Happy House hiện có nhiều nhà chuyên môn làm việc toàn thời gian và nhiều cộng tác viên từ các bệnh viện, trường đại học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Tâm thần, Tâm lý lâm sàng, Tâm lý giáo dục, Công tác xã hội, Giáo dục đặc biệt, Âm ngữ trị liệu và cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp trẻ hòa nhập một cách tích cực nhất.

Trung tâm Can Thiệp Sớm Happy House

Địa chỉ: số 019, đường Pastuer, khu phố 3, phường 2, thành phố Tây Ninh. (Đối diện cổng sau công viên Cây Xanh)

Địa chỉ  2 : KPTM Mai Anh số D7 ( kp Lộc An, P Trảng Bàng , TX Trảng Bàng )

Để giúp con bạn phát triển tốt hơn hãy liên hệ số điện thoại :

02763535566 – 0353368779 (Văn phòng Happy House)

Leave a Reply