Sự mong đợi, cố gắng đầu tiên của các gia đình có trẻ tự kỷ là muốn con “giao tiếp bằng mắt”. Chắc hẳn, mỗi gia đình tự kỷ đã từng thèm khát cái nhìn từ đôi mắt các con mình. Đôi mắt trẻ thơ, ngây thơ và đáng yêu. Chưa ngôn ngữ, chưa biết thể hiện hành động mong muốn hay bày tỏ sự cô đơn, trong khi người khác lại chưa hiểu thế giới của các bé. Hãy đừng buồn vì điều đó. Bởi vì gia đình các mẹ đang ở đây và cần phải giúp các bé thấy được chính người thân yêu của bé đang ở cùng bé trong thế giới này.
Đầu tiên ta phải nói rằng: Giao tiếp bằng mắt với trẻ tự kỷ là rất quan trọng, vì nó liên quan tới tương tác xã hội nhiều, là một trong những giác quan cơ bản để đảm bảo sự chú ý từ cuộc chuyện trò hay tương tác qua lại xung quanh.
Thứ ngôn ngữ giao tiếp này được biểu hiện trên khuôn mặt các bạn, đi kèm là ngôn ngữ cơ thể. Tuy nhiên, sự hạn chế về nhiều mặt như ngôn ngữ lời nói, biểu lộ cảm xúc hoặc nội dung lại đang là những vấn đề gặp phải của các bé tự kỷ. Điều đó càng khó khăn hơn cho các bé tự kỷ muốn hòa nhập cộng đồng.
Sẽ có nhiều cách giúp các bé tự kỷ cải thiện việc giao tiếp bằng mắt. Tùy vào hoàn cảnh, thời gian, tần suất để xác định được phương pháp nào tốt nhất cho từng bé. Sau đây là 6 cách đơn giản để các gia đình có thể giúp trẻ tự kỷ giao tiếp bằng mắt:
1. Gián tiếp qua ngôn ngữ của bố/mẹ trẻ tự kỷ:
Nếu bạn ấy nhận thức đủ để đảm bảo kích thích quá trình suy nghĩ một cách tích cực, thì mẹ/bố nên giải thích với bé rằng: “Mẹ/bố không thể nhìn thấy đôi mắt của con“, “Mẹ/bố muốn nhìn thấy đôi mắt của con”, “Mẹ/bố không thể trả lời bạn bởi vì mẹ không nhìn thấy đôi mắt con”, “Mẹ ở đây”…
Hoặc sử dụng câu mang tính chung chung để gây sự tò mò, nhầm lẫn từ trẻ: “Con nói chuyện với mẹ nào” “Con cầm… “cái gì đó” đến cho mẹ nào” “Đóng/mở cái này giúp mẹ, con ơi”. Hoặc gợi ý, dẫn dắt câu trả lời: “Con đang nói chuyện với ai?” “Con đang nói chuyện với ai ở đó à?”, “Mẹ nghĩ con không nói chuyện với mẹ, vì con không nhìn mẹ”…
2. Trực tiếp qua ngôn ngữ của bố/mẹ trẻ tự kỷ:
Hãy nhìn vào bé và nói: “Nhìn mẹ đi con”, “Nhìn vào mắt mẹ đi con!” “Con phải nhìn vào mẹ nếu con muốn mẹ nói chuyện” “Hoặc mẹ hãy gọi tên bé bằng ngữ điệu mà các bố/ mẹ mong muốn trong hoàn cảnh và cá nhân bé.
3.Quyến rũ một thứ gì/ hành động gì đó:
Các mẹ hãy đặt một thứ gì đó trên đầu, trước mặt bé như kính râm, chiếc mũ hay đồ chơi mà bé thích. Bé sẽ quan sát và để ý tới thứ đó. Dần dần, bé sẽ đoán hoặc quan sát khi tình huống đó lại xảy tới.
4. Di chuyển vật thể từ 2 phía:
Bé mong muốn thứ gì đó, các bố/mẹ hãy giúp bé và cầm nó trong tầm mắt của bé. Hãy di chuyển nó từ đôi mắt của bố/mẹ về phía đôi mắt của bé! Các mẹ cũng có thể dùng ngón tay để làm việc này ở mọi lúc, mọi nơi. Nó như là thuật thôi miên mà các ảo thuật gia đang sử dụng. Ngoài ra, một số trò chơi tập thể như thổi bóng, đu quay, xích, vận động khác cũng giúp bé tập trung hơn. Tuy nhiên, các gia đình trẻ tự kỷ phải tham gia các trò chơi này cùng bé để chứng minh các bố/mẹ bé đang ở đó.
5.Chạm vào cơ thể:
Các mẹ đã bao giờ từng chạm vào khuôn mặt bé khi giao tiếp bằng mắt hạn chế chưa? Hãy làm điều này nhé!. Chạm vào cằm, môi hay tai, mũi khi đôi mắt bé đang bỏ rơi bạn. Đây là tín hiệu cơ thể để bé cảm nhận và biết bạn ở đây và cùng vui chơi. Điều đó sẽ giúp đôi mắt bé quan tâm với bạn hơn khi chúng ta mới bắt đầu nhập cuộc chơi.
6. Khen thưởng:
Kết quả đạt được là phần thưởng dành cho các bé!. Đôi khi chỉ là nụ cười, đôi mắt sáng, lời khen từ sâu thẳm trái tim…: “Mẹ rất vui vì con nhìn mẹ” “Ồ, tốt lắm con yêu” “Bây giờ con có thể nhìn mắt mẹ nào” “Ôi, con tôi đẹp trai/ xinh gái quá”…
Và cuối cùng, các gia đình nên xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể với con của mình. Hãy vận dụng những điều bình thường trong sinh hoạt hằng ngày, để giúp trẻ tự kỷ tiến bộ dần lên trong giao tiếp bằng mắt