KHÓA HỌC

KHÓA HỌC

PHÁT HIỆN SỚM-CAN THIỆP SỚM

THẾ NÀO LÀ CAN THIỆP SỚM ?

Can thiệp sớm là một biện pháp giáo dục sớm cho trẻ có khó khăn trong phát triển trí tuệ trước 5 tuổi. Can thiệp sớm trong 5 năm đầu nhằm kích thích và huy động tối đa sự phát triển của trẻ làm giảm nhẹ hay khắc phục những khuyết tật  của trẻ . Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên lớp mẫu giáo sau này của trẻ, đồng thời can thiệp sớm cũng chuẩn bị tiền đề để trẻ có thể  hội nhập tại các trường phổ thông.

MỤC TIÊU CAN THIỆP SỚM

Nhằm phát triển tối đa tiềm năng học ở trẻ, phát triển sự khoẻ mạnh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ; giúp trẻ sống độc lập và có một cuộc sống càng bình thường càng tốt và để trẻ có thể trở thành một thành viên của cộng đồng.

Mục đích can thiệp không chỉ dừng ở bản thân trẻ mà cả cuộc sống của trẻ trong hoàn cảnh gia đình.

QUÁ TRÌNH CAN THIỆP SỚM

Quá trình Can thiệp sớm gồm 3 giai đoạn: Phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và can thiệp sớm.

Giai đoạn 1: Phát hiện sớm.

Là phát hiện ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Cha mẹ nuôi con khi thấy trẻ biểu hiện một số nét đặc trưng (bộ 3 những khiếm khuyết của trẻ Tự kỷ)

-Về giao tiếp: Khó khăn trong việc nhìn và nghe cùng 1 lúc. Thờ ơ với các kích thích bên ngoài. Tỏ ra vô cảm, không đáp ứng là đặc tính chính của trẻ tự kỷ.

-Về ngôn ngữ: Đa phần trẻ tự kỷ khó khăn về ngôn ngữ phát âm từng từ, chậm nói hoặc không có ngôn ngữ, hoặc sử dụng ngôn ngữ, không đúng chỗ (không đúng ngữ cảnh).

-Về hành vi: Dễ nóng giận và có những hành vi tự đánh vào mình hoặc đập phá. Thường say mê một hoạt động nào đó hay lặp lại một cách kỳ lạ không chán như vẫy tay, quay bánh xe đạp, lắc một đồ vật nhưng không có mục đích khám phá. Có vấn đề về giác quan như sợ vật mềm nhũng, sợ nước hay một mùi vị hay âm thanh lách cách, hay rất thích nước. Thường  không biết chỉ vào vật mình muốn mà cầm tay người khác dí vào vật đó.

Giai đoạn 2: Chẩn đoán sớm.

Cho trẻ đến các trung tâm chẩn đoán như các khoa tâm lý bệnh nhi đồng, khoa phục hồi chức năng hay bác sĩ tâm lý trường CB Khai trí . Việc chẩn đoán xác định trẻ tự kỷ rất khó khăn vì các dấu hiệu cũng gần giống với những rối loạn phát triển khác. Chẩn đoán sớm giúp cho phụ huynh chấp nhận con mình Tự kỷ để sớm có hướng can thiệp kịp thời.

Giai đoạn 3: Can thiệp sớm.

Khi đã thật sự chấp nhập trẻ tự kỷ, phụ huynh cần tham gia chương trình can thiệp sớm.

Bước 1: Hướng dẫn phụ huynh can thiệp sớm cho trẻ tại gia đình. Cha mẹ là người giáo viên đầu tiên. Người trực tiếp làm việc với trẻ tại nhà.

Bước 2: Hướng đến hòa nhập xã hội vì “một thầy, một trò” sẽ không tốt vì đặc trưng của trẻ tự kỷ là khó khăn trong quan hệ xã hội. Trẻ trong gia đình sẽ thu hẹp môi trường giao tiếp. Trẻ cần vào trường có cô có bạn giúp có khả năng tương tác hòa nhập cộng đồng.

Phần lớn các chương trình can thiệp sớm không chỉ chú ý đến những năm đầu mà còn chú ý tới những hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục mầm non. Hỗ trợ trẻ trong suốt thời gian trẻ đến trường mầm non và cả khi trẻ học phổ thông cũng là một phần của chương trình và biện pháp can thiệp sớm. Do vậy, hai nhóm trẻ mà can thiệp sớm tập trung chủ yếu là từ 0 đến 3 tuổi và từ 3 đến 5 tuổi nhưng không dừng lại ở 5 tuổi mà còn có thể kéo dài tới khi trẻ vào trường phổ thông nếu điều này là cần thiết và có lợi cho trẻ.

CÁC HÌNH THỨC CAN THIỆP

– Trị liệu cá nhân: Trị liệu Tâm lý (Tâm vận động), Trị liệu ngôn ngữ – giao tiếp phi ngôn ngữ (bằng cử chỉ) hoặc bằng ngôn ngữ nếu có thể, Trị liệu hành vi, trị liệu nước, điều chỉnh các giác quan, giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh trẻ.…

– Trị liệu nhóm: Âm nhạc, dã ngoại …. tạo tương tác và giao tiếp xã hội….

– Giáo dục đặc biệt: Các kỹ năng tự lập, phát triển chức năng, các kỹ năng tiền học đường, các kỹ năng tiền hướng nghiệp.